Kết quả tìm kiếm cho "huyện Giồng Riềng"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1715
Ngày 9/5/2025, UBND huyện Thoại Sơn phối hợp Trường Trung cấp Kiên Giang tổ chức hội nghị tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp và giới thiệu ngành, nghề đào tạo năm 2025.
Trước diễn biến thất thường của thời tiết, UBND huyện Phú Tân yêu cầu các địa phương, ban, ngành tăng cường tuyên truyền biện pháp ứng phó mưa giông kèm lốc, sét, mưa đá và sạt lở trên địa bàn.
Ngành nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đang hướng đến đa dạng hóa đối tượng nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị sản phẩm. Để làm được điều đó, tại nhiều địa phương trong vùng (Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ), ngư dân đã và đang nghiên cứu phát triển các loài cá đặc sản, như: Cá dáo, cá dứa, cá bông lau... để nâng cao thu nhập, phát triển bền vững.
Những năm qua, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn huyện Châu Thành đạt nhiều kết quả tích cực, phát triển cả bề rộng và chiều sâu, có sức lan tỏa lớn trên các lĩnh vực.
Trong chặng đường 50 năm, tỉnh An Giang từng bước khẳng định vai trò là “vựa lúa” của vùng ĐBSCL và cả nước, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp tích cực vào mục tiêu nâng tầm giá trị hạt gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thời gian qua, lĩnh vực nông nghiệp huyện Châu Phú đã có bước chuyển mình, nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi. Địa phương tiếp tục thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 trên địa bàn.
Là một trong 7 ngọn của Thất Sơn, núi Két (phường Thới Sơn, TX. Tịnh Biên) được nhiều du khách đến hành hương quanh năm. Ngọn núi này còn sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, mang đến cảm giác thích thú khi trải nghiệm.
Với diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc "tốp đầu" ĐBSCL, An Giang sở hữu tiềm năng lớn trong liên kết tiêu thụ, chế biến nông sản. Ngành nông nghiệp An Giang đang nỗ lực đề xuất, thực hiện các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả lợi thế của tỉnh.
Thời điểm này, những cơn mưa đã ghé thăm núi Cấm (xã An Hảo, TX. Tịnh Biên) mang theo sự mong chờ của nhà vườn và du khách về mùa trái mới. Trong đó, mùa dâu núi Cấm đã trở thành nét đặc trưng của “nóc nhà miền Tây”, với vẻ đẹp bình dị mà nên thơ, hiếm nơi nào có được.
Ngày trước, rau nhút mọc rải rác theo bờ mương, lung, đìa. Mỗi khi đi làm đồng, nông dân chỉ cần với tay hái vài đọt mang về ăn, không cần mua. Giờ đây, loài cây thủy sinh này hiếm gặp mọc hoang trên đồng, được nông dân trồng trong ao/hầm, giúp bà con có thêm thu nhập khá.
Y dược cổ truyền là phương pháp chữa bệnh được khuyến khích để hỗ trợ chữa bệnh song song với Tây y. Ngoài sự phát triển của các phòng chẩn trị y học cổ truyền và phòng khám nhân đạo, còn có sự tham gia thầm lặng của những người trồng, sưu tầm và bào chế thuốc nam. Phong trào này phát triển mạnh mẽ ở huyện cù lao Phú Tân với rất nhiều cách làm, chỉ lấy sức khỏe của người bệnh làm “thước đo” cho niềm vui.
Giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận là những kết quả bước đầu mà Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mang lại cho nông dân tỉnh An Giang nói chung, huyện miền núi Tri Tôn nói riêng. Với những kết quả đạt được, huyện Tri Tôn tiếp tục nhân rộng đề án, tạo điều kiện để nông dân phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.